Rửa tay bằng xà phòng là cách đơn giản giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh trong mùa mưa
Làm sao để trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa mưa?
Quy tắc an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa lũ
Làm gì để có sức khỏe tốt vào mùa mưa
4 lý do khiến bạn bị buồn ngủ trong mùa mưa
Để điều trị các bệnh trong mùa mưa, mọi người thường dùng thuốc kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sỹ. Việc lạm dụng kháng sinh dễ khiến bạn mắc các bệnh khác vì nó giết chết các loại vi khuẩn có ích trong cơ thể. Lạm dụng kháng sinh cũng góp phần làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Do vậy, điều quan trọng là bạn cần nhận biết được những căn bệnh có thể lây nhiễm qua nguồn nước trong mùa mưa và những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe để có cách điều trị phù hợp.
Dưới đây là những căn bệnh có thể lây nhiễm qua nguồn nước và cách phòng tránh:
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh thường gặp trong mùa mưa. Các vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột thường lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm. Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy là những triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày ruột.
Để phòng ngừa viêm dạ dày ruột trong mùa mưa, bạn nên uống đủ nước và tránh các loại thức ăn có nhiều gia vị và thực phẩm chứa nhiều đường.
Viêm dạ dày ruột khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn
Thương hàn
Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn salmonella gây ra. Bạn có thể mắc bệnh nếu ăn phải thực phẩm hoặc uống nước có chứa mầm bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thương hàn là sốt cao kéo dài, đau bụng, nôn, đau đầu... Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại trong túi mật của bệnh nhân ngay cả khi họ đã được chữa khỏi bệnh.
Để phòng bệnh thương hàn, mọi người nên uống nước đun sôi để nguội và tuân thủ vệ sinh cá nhân tốt. Bạn cũng nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Bệnh tả
Bệnh tả là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trong mùa mưa. Bệnh tả cũng dễ lây lan rộng nếu không được phòng ngừa tốt. Điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm và nguồn nước bị nhiễm khuẩn vibrio cholerae là những nguyên nhân chính gây bệnh tả.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tả là tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và chuột rút cơ. Tiêu chảy nghiêm trọng do bệnh tả có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng vài giờ. Do vậy, khi có triệu chứng bệnh tả người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.
Bệnh tả có thể được phòng ngừa bằng cách ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường xung quanh và rửa tay sạch sẽ. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Người mắc bệnh tả thường bị tiêu chảy nặng
Bệnh vàng da
Vàng da xảy ra chủ yếu do người bệnh sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh. Trong bệnh vàng da, bilirubin trong máu sẽ tăng cao và gây vàng da, vàng mắt. Ngoài triệu chứng vàng da, người bệnh cũng có thể bị sốt và đau nhức cơ thể.
Không thể ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này, tuy nhiên bạn có thể thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa sau để giảm thiểu nguy cơ bị vàng da: Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tiêm vaccine phòng viêm gan A và viêm gan B, tránh ăn hoặc uống thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Một số lời khuyên để phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa mưa:
- Tránh ăn ở ngoài càng nhiều càng tốt;
- Giữ quần áo khô ráo để tránh bị nhiễm nấm;
- Hạn chế đến những nơi đông người như chợ hay trung tâm thương mại;
- Che mũi và miệng bằng khăn tay khi ho hoặc hắt hơi;
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;
- Uống đủ nước và sử dụng nước sạch để nấu ăn và uống;
- Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội và nước từ máy lọc nước để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua nước bị ô nhiễm.
Bình luận của bạn